Khu di tích Nguyễn Du hàng năm đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Trong đó, nhà trưng bày là lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị lịch sử.
Đĩa mai hạc – Đây là bộ đĩa bằng sứ. Theo giai thoại, trong dịp cụ Tố Như đi
sang Trung Quốc, cụ có tới thăm một xưởng gốm chuyên chế tạo đồ sứ bán sang nước
ta. Người chủ xưởng có nhã ý đem cụ xem một số chén đĩa mộc trên đó vẽ cảnh mai
hạc và xin cụ đề cho một câu thơ để làm kỷ niệm. Cụ Tố Như liền cầm bút nhúng
vào men xanh viết ngay câu thơ bằng chữ Nôm:
Bộ đồ uống rượu Nguyễn Du thường dùng trong thời gian ở Tiên Điền.
Nghiên mực bằng gỗ Nguyễn Du thường để mài mực.
La bàn bằng gỗ Nguyễn Du thường dùng để đi săn trên núi Hồng Lĩnh.
Gạc nai Nguyễn Du dùng để treo áo trong gia thất.
Giá gương khảm sứ trong gia thất Nguyễn Du.
Sách kim vân kiều tân truyện do nhà khắc ván Liễu Văn Đường khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866) – Đây là cuốn Truyện Kiều khắc in cổ nhất hiện nay.
Độc bản Truyện Kiều viết trên giấy Cossin nặng 75kg, dài 160cm, rộng 120cm do tác giả Nguyệt Đình thực hiện nhân dịp Festival Huế năm 2002 và trao tặng Khu di tích Nguyễn Du năm 2003 - Đây là cuốn độc bản thư pháp Truyện Kiều lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài Truyện Kiều thì Nguyễn Du còn sáng tác các tác phẩm bằng chữ Nôm: Văn chiêu hồn (1796-1802), Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu (1796-1802), Thác lời trai phường nón (1796-1802) và 249 bài thơ chữ Hán chia làm 3 tập: Thanh Hiên tiền hậu tập (1786-1804), Bắc Trung tạp ngâm (1805-1812), Bắc hành tạp lục (1813-1814).
Truyện Kiều được dịch thành nhiều thứ tiếng trên thế giới. Theo ghi nhận (chưa đầy đủ) thì Truyện Kiều hiện được dịch ra với hơn 30 thứ tiếng.
Ngoài ra nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật của dòng họ Nguyễn Tiên Điền như tráp gỗ đựng thư tịch của họ Nguyễn Tiên Điền thế kỷ XVIII, dấu gia thư của dòng họ Nguyễn Tiên Điền làm bằng ngà voi, nhiều tác phẩm của các danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền….
Những di sản văn hóa trong Khu di tích còn được bảo tồn có giá trị đặc biệt về
lịch sử, văn hóa, khoa học…, giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình
hình thành, phát triển, truyền thống khoa bảng… của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền
cũng như việc nhìn nhận về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của Đại thi hào
Nguyễn Du.
Đức
Đồng