Nguyễn
Công Trứ xuất thân trong gia đình Nho học. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân
năm hai bốn tuổi, làm đến chức Tri Phủ. Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản
Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn, quê ở xứ Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ,
Nguyễn Công Trứ học rất giỏi, thông minh lại tinh nghịch, lém lỉnh, пổi tiếng
“thần đồпg”. Tài cao trí sắc, học rộng nhớ nhiều, những câu đối đáp lỗi łạc của
Nguyễn Công Trứ gây cho mọi người nỗi kinh пgạc và thú vị. Khoảng 10 tuổi, Nguyễn
Công Trứ theo cha trở về Hà Tĩnh quê nội. Dù nổi tiếng là người thông minh, ham
học, có chí và rất hăm hở lập công danh. Tuy nhiên Nguyễn Công Trứ nhiều lần đi thi nhưng mãi đến năm 41 tuổi mới
thi đậu Giải nguyên và được bổ làm quan. Từ đây bắt đầu thời kì làm quan đầy
sóng gió của ông. Trong suốt 28 năm làm quan, có những lúc ông từng giữ đến những
chức quan lớn như: Tham tán đại thần, Tổng đốc Đông, Phủ doãn Thừa Thiên...
nhưng cũng có khi ông bị bắt đi làm lính thú ở biên thùy. Dù ở cương vị nào, ở
đâu, lúc thăng lúc giáng thì Nguyễn Công
Trứ vẫn luôn là một trung thần, luôn là người dám nghĩ dám làm, dám sống, vượt
lên trên tầm mức và khuôn thước của thời đại. Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc
đến một phong cách phóng khoáng, ngang tàng, tự do tự tại.
Về
chính trị: Gần 30 năm làm quan trong triều, giữ nhiều chức vụ khác nhau, với lý tưởng của người quân tử trong Nho giáo, Nguyễn Công Trứ đã hết lòng phụng sự
triều đình, yêu thương con dân. Đối với thôn xã, ông đã đưa ra năm quy ước nhằm
hướng nhân dân vào trong khuôn khổ, khiến mọi người tự có ý thức đối với mình
hơn trong làng xã, biết thương yêu và bảo vệ nhau. Đồng thời đã đề nghị lên triều
đình và vua nhà Nguyễn rất nhiều vấn đề trong đó có năm bản điều trần với mục
tiêu cải cách xã thôn là nhằm nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, và tăng cường
dân vệ.
Về
kinh tế: Sự nghiệp về kinh tế của ông như một kỳ tích, thu được nhiều thắng lợi
to lớn. Trong những việc ông làm, có ích lợi thiết thực và to lớn cho nhân dân
hơn cả là công cuộc khẩn hoang. Ông hướng dẫn nông dân khai phá một vùng đất
đai rộng lớn ven biển thuộc các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình, lập nên hai huyện
Tiền Hải và Kim Sơn. Ông chỉ huy việc khai khẩn vùng đất ven bờ biển tỉnh Quảng
Yên, Hải Dương, ông đề xuất lập nhà học,
xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những thắng
lợi trong lĩnh vực kinh tế của ông đã đem lại cuộc sống ấm no cho hàng ngàn người
nông dân.
Về
quân sự: Trong các hoạt động quân sự tài ba của Nguyễn Công Trứ không thể không
nhắc đến nghệ thuật thủ dụ nhân dân. Một trong những đóng góp to lớn trên lĩnh
vực quân sự của Nguyễn Công Trứ là giúp triều đình “an dân”. Nguyễn Công Trứ có
công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của
Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, của Lê Duy Phương ở Thanh Hoá...
Về
văn chương: Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có
vị trí đáng kể. Nguyễn Công Trứ sáng tác khá nhiều nhưng hiện chỉ còn lưu lại
khoảng 150 bài. Sự nghiệp văn chương, thơ phú của ông rất độc đáo. Thơ ông rất mộc mạc, chân thành, thoải mái
và phóng túng, không theo một khuôn mẫu sẵn có, là nơi ký thác tâm hồn mình, gửi
gắm chí nam nhi, nợ tang bồng, với lý tưởng và khát vọng lớn lao nhưng cũng đầy
thực tế.
Ông
là người có đóng góp mới mẻ cho văn học với thể hát nói. Từ những bài hát ả
đào, Nguyễn Công Trứ đã mở rộng và nâng lên thành thể thơ phóng túng, được xem là người mở màn cho thể hát nói.
Từ
khi được nghỉ hưu (1848), Nguyễn Công Trứ
sống gắn bó với quê nhà - làng Uy Viễn - Nghi Xuân và ông thường qua lại
Rú Nài để vãn cảnh Chùa Đại Nài. Truyền thống văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập
quán, nhất là các sinh hoạt nghệ thuật thuyền thống của quê hương như ca trù Cổ
Đạm, phường vải Trường Lưu... đã in đậm dấu ấn trong con người và thơ văn của
ông.
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một người say mê hoạt động. Nổi tiếng được người đời ghi nhận về ông là chí làm trai.
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải
có danh gì với núi sông
(Đi
thi tự vịnh)
“
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm
nên đấng anh hùng đâu đây tỏ”
(Chí
khí anh hùng)
Cụ
Nguyễn được triều đình phong tước hiệu là Uy viễn Tướng công, được đánh giá là
con người kinh bang tế thế, văn võ song toàn, từ đánh dẹp giặc giã, khai hoang
lập ấp, cho đến chánh chủ khảo trường thi, hội chủ hát ả đào,… việc gì ông cũng
trọn vẹn, với một tư thế thung dung, có người kính phục gọi ông là Hoàng Độc
Thi Nhân (Đào Tấn), hoặc như lời của Giáo sư Lê Thước “Nước ta có một bậc vĩ
nhân, nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, mà nói về
ngôn thì ngôn luận văn chương rất có giá trị. Nước nhà có được một bậc vĩ nhân
như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỷ niệm, nên tượng đồng bia đá
hay sao”?
Tượng đồng
Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ được đúc vào năm 2007
Với
lí tưởng cao cả đó, Nguyễn Công Trứ đã để lại sự nghiệp lẫy lừng trên nhiều
lĩnh vực: Ông là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, có đầy đủ phẩm chất của
một người sáng tạo lịch sử.
Các
đền thờ ông có ở Đông Quách (Tiền Hải - Thái Bình), Lạc Thiện (Kim Sơn - Ninh
Bình) và ở quê nhà đã nói rõ lòng dân ghi nhớ công lao và sự nghiệp của ông.
Sự
nghiệp của ông thật rõ ràng. Ông đã tạo dựng nên huyện Tiền Hải với 18.970 mẫu
ruộng, 2.350 đinh, huyện Kim Sơn với 14.600 mẫu ruộng, 1.260 đinh và các tổng
Hoàng Thu (Giao Thuỷ - Nam Định), Ninh Nhất (Nam Trực - Nam Định) với 4.200 mẫu
ruộng. đó là công lao của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Hơn nữa Nguyễn Công Trứ
còn là một nhà thơ lớn. Tương truyền ông có trên 1.000 bài thơ, nay mới sưu tập
được khoảng 150 bài, tiêu biểu nhất là những bài hát nói mang phong cách riêng
của ông. Đặc biệt ở ông là chí làm trai, dám xả thân, không ngại hy sinh gian
khổ, không cam chịu cuộc sống tầm thường. Quyết làm được cái gì xứng đáng cho
dân, cho quê hương, đất nước.
Theo
gia phả, Nguyễn Công Trứ có 13 vợ, 28 người con. Nhưng bà Đặng Thị Minh, là người
vợ cả gắn bó với Nguyễn Công Trứ lúc hàn vi tại quê nhà Uy Viễn (cưới năm 1796,
lúc Nguyễn Công Trứ 18 tuổi). Bà là con gái lớn của Phấn Lực tướng quân, tước
Duệ Xuyên bá Đặng, là cháu gái của Đặng Thái Bàng, về với ông Hy Văn khi nhà rất
nghèo khổ, hạt muối mắm đều nhờ ở bà. Buổi mai, đội thúng không úp thay nón đi
vay, đến trưa vay được gạo và thức ăn, lại ngửa thúng đội về. Giữa khoảng mùa
hè sang mùa thu giáp hạt, bà đi làm thuê nhổ cỏ ruộng, chạy gạo từng bữa, không
một lời oán thán. Ông Hy Văn giao tiếp rộng nên nhiều bầu bạn qua lại, bà ân cần
khoản đãi, đêm không có đèn, bà rút phên làm đuốc thắp lên soi sáng để khách ngồi
chơi. Đến khi chồng hiển đạt, bà thành mệnh phụ, nhưng vẫn cần cù không hề lười
nhác, bà lại sắp xếp khuyên răn các bà vợ thiếp, nàng hầu có khuôn phép nên mọi
người không dám khinh lờn. Bà thương yêu con vợ thiếp như con mình sinh ra. Bà
sinh được 2 con trai là Hi Cát, Hi Khương. Một người con gái của Nguyễn Công Trứ
là bà Nguyễn Thị Quyên (1830-1897) được gả cho Tú tài Trần Văn Ý ở xã Đan Phổ,
huyện Nghi Xuân, nên thường gọi là bà Tú Ý. Bà rất thông tuệ, có tài thơ, nhưng
rất tiếc, hầu hết các tác phẩm đã bị thất lạc. Trong sách “Năm thế kỷ văn Nôm
người Nghệ” (Thái Kim Đỉnh sưu tầm, biên soạn) chỉ ghi chép được 5 bài thơ của
bà, phần nào thể hiện tâm sự uất ức trước cảnh nguy biến của đất nước, chí khí
muốn hành động... Bài “Thế sự như nay”:
Thế sự như nay đã đổi rồi
Đá vàng âu cũng đổ mồ hôi
Nom lên Hồng Lĩnh mây tuôn ngược
Ngó xuống Lam Giang nước chảy xuôi
Còn nước, còn non, còn vũ trụ
Có trời, có đất, có vua tôi
Ai về nhắn với phường hào kiệt
Phải tính răng đây há lẽ ngồi?
Hoặc đoạn cuối trong bài “Khóc chồng”:
Hầu dễ vàng phai cùng đá nát
Nhớ khi rượu sớm với trà trưa
Chon von Hồng Lĩnh lòng son thắm
Trải mấy năm trời những nắng mưa...
Một
người chị của bà Tú Ý, bà Nguyễn Thị Sương lấy ông Trần Trọng Kiên cũng ở xã
Đan Phổ đã tần tảo chăm lo gia đình, động viên chồng tham gia phong trào Cần
Vương chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo; ông Kiên đã hy sinh anh dũng
trong trận đánh ở làng Phú Yên (nay thuộc xã Phú Gia, Hương Khê) năm Ất Dậu
(1885), được dân địa phương tôn làm Thành hoàng làng. Anh trai ông, Trần Bá
Huân (bố của học giả Trần Trọng Kim) tiếp tục chiến đấu cùng nghĩa quân Cần
Vương và mất năm Giáp Ngọ 1894.
Nguyễn
Công Trứ mất ngày 14 tháng 11 năm Mậu Ngọ, tức ngày 7 tháng 12 năm 1858, hưởng
thọ 81 tuổi. Triều đình đã tổ chức chịu tang với lời điếu của vua ban: "Tả
hữu nghi văn nghi võ/ Tử sinh danh tướng danh thần".
Khu
di tích Nguyễn Công Trứ là một quần thể bao gồm đền thờ và lăng mộ của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ ở quê nhà được nhân dân Kim Sơn - Tiền Hải cùng con
cháu dòng họ xây dựng từ năm 1868. Nhà thờ cách huyện lỵ Nghi Xuân chừng 200 m
về phía nam, cạnh tỉnh lộ 22 được đặt tại thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang, huyện
Nghi Xuân. Khuôn viên đền bằng phẳng rộng hơn 2.000 m2 đã được xây tường bao
quanh. Cổng có 2 cột nanh trên có nghê chầu, từ cột nanh vào khoảng 5 m là tắc
môn cũng mới được tu bổ. Qua tắc môn là sân lát gạch nghiêng. Trước cửa đền thờ
có sân nền cao gần bằng nền nhà thờ. Có lẽ xưa kia định xây bái đường nhưng
chưa kịp làm. Nhà thờ 3 gian, hướng nam, có 2 vì kèo, cột đấu vuông, đều bằng gỗ
lim, mặt sau và 2 đốc đều xây gạch kín, mái lợp ngói vảy. Mặt tiền có 4 trụ đứng
đỡ chân mái, thân trụ phía trước có khắc câu đối:
Uy
viễn Bạch đường bản chi bách thế
Hồng
Sơn, Lam thuỷ chung tú thiên niên.
Nghĩa
là: Họ ở Uy Viễn cùng với dòng họ ở Bạch đường đã được trăm năm. Vẽ đẹp núi Hồng
sông Lam chung đức từ ngàn năm.
Gian
giữa phía trong có 2 đôi câu đối:
Ngọc Mão Vân Trung phùng
đại thụ
Kim
Sơn Tiền Hải thiện cam đường
Nghĩa
là:
Ngọc Mão Vân Trung lấp lánh dựa vào cây
đại thụ
Kim Sơn Tiền Hải ngọt ngào nhớ người
xưa.
Và: Giang hồ lang hiến ưu ưu, cửu tử chi tinh thần
nhật nguyệt
Biên quận triều đình trọng trọng, nhất sinh chi huân nghiệp sơn hà.
Với
ý: Việc đời, việc nước ưu ái tận tụy cho tinh thần sáng tỏ như mặt trời mặt
trăng. Biên quận triều đình trân trọng một đời cho sự nghiệp lớn lên của giang
sơn, đất nước.
Chính
diện chắn mái có bức đại tự “ Nguyễn Công từ đường”. Trên đỉnh đại tự có bức quấn
thư đắp nổi khá đẹp, bên trái là thanh gươm, bên phải là ngọn bút, mặt chính có
3 chữ “ Trần Lưu Quân”. Cùng nằm trên mặt phẳng chắn mái, khoảng cách đều nhau
từ trái sang phải có 4 trụ đứng. Hai đỉnh trụ phía ngoài đốc nhà có 2 con nghê
dáng đẹp, vảy đắp bằng mảnh sứ xanh. Bờ nóc nhà thờ có lưỡng long chầu nguyệt.
Nhà thờ trổ 3 cửa ra vào, cánh cửa bằng gỗ lim. Phía trên cửa bên trái có chữ “
vô tư”, phía phải có chữ “ chí công”.
Bên
phải nhà thờ có nhà bia ghép bằng đá đen 4 mặt trên đó khắc 4 thứ tiếng (Việt -
Anh - Pháp - Hoa) giới thiệu dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ.
Do chiến tranh kéo dài và bão lụt nên đồ tế khí còn lại rất ít, chủ yếu là do con cháu mới mua sắm. Nhìn từ ngoài vào gian giữa có giá cắm biển, cờ, bàn gỗ, đèn, hương án sơn son thiếp vàng. Phía trên có bức hoành phi với hàng chữ hán “ Quân danh nghiệp đỉnh” (Danh tiếng ở đỉnh cao nhất). Bức sơn dầu thể hiện chân dung Nguyễn Công Trứ thông minh, cương trực và phúc hậu được trân trọng trong linh điện của Uy viễn Tướng Công.
Chân dung Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ
Tổng thể khuôn viên Khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Nguyễn Công Trứ
Nhà thờ Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ
Bia đá tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ
Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ hoạt động vào thứ 3, thứ 5 hàng tuần
Lăng
mộ Nguyễn Công Trứ và phu nhân đặt ở vườn cũ của ông. Khi gần 80 tuổi, ông về
quê, con cháu đã dựng cho ông 3 gian nhà tranh để ở và cũng là nơi con cháu đi
lại trông nom phụng dưỡng. Tương truyền vị trí mộ hiện nay là nơi khi còn sống
ông đặt giường nằm, lúc gần tắt thở, ông dặn con cháu: “ Con cháu ta còn nghèo,
khi ta qua đời không phải đình đám gì cả, nhấc cái nhà sang một bên và hạ huyệt
đúng chổ giường ta nằm. Xong công việc, trồng cho ta một cây thông cạnh mộ là
được”. Về sau con cháu đã làm theo lời cụ dặn.
Khu
vực lăng mộ ông đã được UBND huyện Nghi Xuân ký quyết định quy hoạch rộng khoảng
200 m2. Hiện nay mặt đông và nam được xây hàng rào bằng gạch, phía bắc và tây
là bờ cây xanh. Năm 1993, Phòng Văn hoá Thông tin huyện tôn tạo lại, vẫn để
nguyên vị trí. Cửa lăng từ phía nam đi vào, mộ hình chữ nhật, đầu hướng phương
bắc, dài 2,2 m, rộng 1,1 m, phía trên vát kiểu mái nhà. Mộ được xây lại vào năm
1918 (Khải Định Mậu Ngọ xuân kiến).
Trước đây mộ bà chính thất để phía ngoài lăng, năm 1993 Phòng Văn hóa Thông tin huyện xin ý kiến Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh và đã đưa vào lăng. Hai bên cửa ra vào có trồng hai khóm tre ngà. Khu vực lăng đã được trồng cây xanh, nhưng vẫn còn quá đơn sơ, chưa được xây dựng tôn tạo cho xứng với công lao sự nghiệp của ông. Năm 2008, di tích và khu mộ ông được tu bổ, tôn tạo khang trang. Khuôn viên mộ đã mở rộng diện tích khoảng 3.000 m2, xây bao 4 mặt và đặt xuyên hoa, lát gạch và xây 4 cột nanh bề thế.
Tổng thể khuôn viên Khu lăng mộ Nguyễn Công Trứ
Du khách về dâng hương tại Khu lăng mộ Nguyễn Công Trứ
Uy viễn Tướng Công, danh nhân Nguyễn Công Trứ một nhân vật lịch sử kiệt xuất, nhà chính trị giỏi, nhà quân sự thao lược, nhà kinh tế tài năng, nhà văn hóa lớn, là bậc vĩ nhân kinh bang, tế thế.. Người ta có thể gọi Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, một nhà thơ tài tử, một ông quan thanh liêm, chính trực, có nhiều công trạng… Nhưng đúng hơn, phải gọi ông là một nhà tư tưởng, một nhà nhân đạo chủ nghĩa. Sự nghiệp của ông, tư tưởng và cách sống của ông còn ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống hôm nay, đến việc xây dựng tinh thần và tính cách Việt... Thực hiện Đề án “Xây dựng huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch”, Uỷ ban nhân dân huyện Nghi Xuân đã khảo sát lập dự án quy hoạch tổng thể khu di tích Nhà thờ, khu lăng mộ Dinh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ để sớm đầu tư tu bổ, mở rộng nâng cấp để xứng tầm với công trạng và các giá trị của Uy viễn Tướng công, danh nhân Nguyễn Công Trứ để lại cho hậu thế.
Nghi Xuân